Kiểm tra, sửa chữa hệ thống bôi trơn

Thứ tư, 01/11/2023, 15:41 (GMT+7)

Hệ thống bôi trơn là bộ phận cực kỳ quan trọng trong bất kỳ loại máy móc, động cơ nào. Hệ thống bôi trơn giúp phân phối nhớt đến các chi tiết trong động cơ nhằm giảm lực ma sát, hạ nhiệt trong suốt quá trình hoạt động, nó còn đóng vai trò như một bộ phận lọc tạp chất chứa trong dầu nhờn sau quá trình tẩy rửa các mặt ma sát. Nhờ có hệ thống bôi trơn đưa dầu nhờn đến các chi tiết mà máy móc đỡ bị hoen gỉ, các kẽ hở giữa pittông và xilanh được bao kín, giúp động cơ hoạt động trơn tru, êm ái hơn. Trong bài viết này sẽ trình bày cách kiểm tra và sửa chữa hệ thống bôi trơn.

1. Kiểm tra trên xe

1.1. Kiểm tra mức dầu động cơ

- Bước 1: Hâm nóng động cơ, tắt máy và đợi 5 phút.

- Bước 2: Kiểm tra, quan sát mức dầu động cơ nằm ở giữa vạch thấp và vạch đầy trên que thăm dầu của động cơ. Nếu mức dầu là thấp, hãy kiểm tra tình trạng rò rỉ và bổ sung dầu cho đến vạch chỉ mức đầy.

- Chú ý: Không được đổ dầu động cơ vượt quá vạch chỉ mức đầy.

1.2. Kiểm tra chất lượng dầu bôi trơn của động cơ

- Kiểm tra tình trạng biến chất, lẫn nước, biến màu hoặc loãng của dầu.
Nếu chất lượng dầu là kém rõ rệt, hãy thay dầu và lọc dầu.

1.3. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn

- Bước 1: Tháo công tắc áp suất dầu: Sử dụng khẩu 24mm loại sâu để tháo công tắc áp suất dầu;

Hình 1. Tháo công tắc áp suất dầu

- Bước 2: Lắp đồng hồ đo áp suất dầu;

Hình 2. Lắp đồng hồ đo áp suất dầu

- Bước 3: Hâm nóng động cơ;

- Bước 4: Kiểm tra áp suất dầu:

+ Ở tốc độ không tải: 25kPa trở lên

+ Ở tốc độ 3000rpm: Áp suất từ 150kPa đến 400kPa.

2. Kiểm tra công tắc áp suất dầu

- Ngắt giắc nối của công tắc áp suất dầu.

- Khởi động động cơ.

- Đo điện trở của công tắc áp suất dầu.

Hình 3. Đo điện trở thân công tắc

- Điện trở tiêu chuẩn

Nối dụng cụ đo

Điều kiện

Điều kiện tiêu chuẩn

B6-1 - Thân công tắc

Không tải

10kΩ trở lên

B6-1 - Thân công tắc

Động cơ tắt máy

Dưới 1Ω

- Nối lại giắc nối của công tắc áp suất dầu sau khi kiểm tra.

3. Kiểm tra van an toàn và bơm dầu bôi trơn

3.1. Kiểm tra lỗ dầu

Cấp khí nén vào các chi tiết như trên hình minh họa, sau đó kiểm tra tình trạng hư hỏng hoặc tắc nghẽn của vòi phun dầu. Nếu không khí không phun ra khỏi vòi phun, hãy thay thế bơm dầu.

Hình 4. Kiểm tra lỗ dầu bằng khí nén

3.2. Van an toàn

Bôi dầu động cơ lên van an toàn của bơm dầu. Thả van tự rơi êm vào lỗ van bằng chính trọng lượng của van. Nếu van không tự rơi xuống thì thay thế bơm dầu.

Hình 5. Kiểm tra van an toàn

3.3. Bơm dầu

- Dùng thước lá, đo khe hở đỉnh răng giữa rôto chủ động và rôto bị động.

Hình 6. Kiểm tra khe hở bơm dầu

+ Khe hở đỉnh răng tiêu chuẩn: 0.08 đến 0.160 mm

+ Khe hở lớn nhất: 0.35 mm.

- Dùng thước lá và thước thẳng, đo khe hở giữa 2 rôto và giữa rô to với thước thẳng.

+ Khe hở bên tiêu chuẩn: 0.03mm đến 0.08 mm.

+ Khe hở bên lớn nhất: 0.16mm.

Hình 7. Kiểm tra mặt phẳng lắp ghép của bơm dầu

- Dùng thước lá, đo khe hở giữa rô to bị động và thân bơm dầu.

Hình 8. Kiểm tra khe hở bánh răng bơm dầu

+ Khe hở thân bơm tiêu chuẩn: 0.260mm đến 0.325mm.

+ Khe hở thân bơm lớn nhất: 0.325mm.

Bài viết liên quan