HỆ THỐNG PHANH

Thứ năm, 21/11/2024, 08:05 (GMT+7)

Hệ thống phanh giúp giảm tốc độ hay dừng xe đang chuyển động, hay ngăn không cho xe đang đỗ bị trôi. Nếu hệ thống phanh bị hỏng, nó sẽ tạo ra tình trạng đặc biệt nguy hiểm như không thể giảm tốc độ được khi đang lái xe.

Do đó, việc bảo dưỡng hệ thống phanh là cần thiết. Có các mục bảo dưỡng liên quan đến hệ thống phanh như sau:

• Bàn đạp phanh

• Cần phanh tay

• Phanh đĩa

• Phanh trống

• Dầu phanh

• Đường ống phanh

a. Bàn đạp phanh

Tầm quan trọng của việc điều chỉnh bàn đạp phanh:

•  Hiệu chỉnh hành trình của bàn đạp phanh là cần thiết để đạt được lực phanh đủ lớn.

•  Điều chỉnh phanh sao cho nó không bị bó phanh hay kẹt phanh khi không đạp phanh.

1. Tình trạng bàn đạp

2. Độ cao bàn đạp

3. Hành trình tự do bàn đạp

4. Khoảng cách dự trữ của bàn đạp

Các mục kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp phanh

Ngoài các hạng mục nêu trên ta cần phải kiểm tra chức năng của bộ trợ lực phanh.

Chu kỳ kiểm tra: Sau mỗi 10.000 km hay 06 tháng.

b. Cần phanh tay

Phanh tay có vai trò quan trọng trong việc hoạt động của xe. Nếu hành trình của cần phanh tay quá lớn. Phanh sẽ có hiệu quả rất thấp. Ngược lại, khi hành trình của cần phanh tay quá nhỏ thì phanh tay có thể sẽ bị bó (Phanh tay ở trong trạng thái nửa ăn khớp). Chu kỳ kiểm tra: Sau mỗi 10.000 km hay 06 tháng.

c. Phanh đĩa

Khi các má phanh đĩa bị mòn, đĩa phanh và phần lưng của má phanh sẽ chạm trực tiếp vào nhau, làm hỏng đĩa phanh. Má phanh có thể được kiểm tra bằng cách quan sát. Chu kỳ kiểm tra: Sau mỗi 10.000 km hay 06 tháng. Khi chiều dày còn lại của má phanh giảm xuống dưới 3 mm, hãy thay chúng. Trên bộ phanh đĩa có lắp miếng báo mòn má phanh. Nó được lắp ở phần lưng của má phanh. Khi miếng báo mòn má phanh chạm vào đĩa phanh, nó sẽ tạo ra tiếng kêu để bảo cho lái xe rằng má phanh đã mòn đến giới hạn thay thế.

Má phanh đĩa và miếng báo mòn.

d. Phanh trống

Má phanh trống cần phải được thay thế định kỳ. Khi má phanh bị mòn, tính năng phanh giảm do khe hở giữa guốc phanh và trống phanh lớn lên. Đồng thời, guốc phanh sẽ chạm trực tiếp vào trống phanh, nó làm hỏng trống phanh. Khi bảo dưỡng phanh trống cần bôi mỡ vào những phần có chuyển động tương đối để chống han gỉ. Khi những phần trượt bị rỉ, guốc phanh không thể hoạt động nhẹ nhàng. Tình trạng của má phanh trống có thể xác định được bằng cách quan sát. Chu kỳ kiểm tra/thay thế tùy theo quãng đường hay thời gian lái xe. Cần kiểm tra sau mỗi 20.000 km hay 1 năm. Khi chiều dày còn lại của má phanh giảm xuống dưới 1 mm, hãy thay các má phanh.

Tầm quan trọng của việc thay thế má phanh trống

    

Tháo và chỉnh phần phanh tay (phanh tang trống) xe Lexus RX350

e. Dầu phanh

Tầm quan trọng của việc thay thế dầu phanh

Dầu phanh là một chất hút ẩm. Điều đó có nghĩa là dầu phanh hấp thụ hơi ẩm từ không khí, và do đó điểm sôi của nó sẽ giảm xuống. Khi nhiệt sinh ra trong quá trình phanh, sẽ làm dầu sôi và tạo ra bọt khí (“khóa hơi”). Khi bọt khí được tạo ra, chúng sẽ hấp thụ lực đạp phanh tác dụng lên xylanh phanh chính, làm giảm toàn bộ hiệu quả phanh. Hơi ẩm cũng tạo ra rỉ trong xylanh phanh bánh xe, nó có thể gây nên rò rỉ dầu phanh. Theo thời gian mức dầu phanh sẽ bị giảm đi. Nguyên nhân của việc giảm mức dầu phanh là do: Má phanh đĩa và má phanh trống bị mòn hoặc do dầu bị rò rỉ từ hệ thống thủy lực. Chu kỳ kiểm tra/điều chỉnh mức dầu phanh:  Kiểm tra sau mỗi 10.000 km hay 6 tháng và thay thế sau mỗi 40.000 km hay 2 năm.

Việc xả ‘e’ đối với hệ thống phanh dầu là việc làm rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phanh (hành trình bàn đạp phanh,…).

Thực hiện công việc xả ‘e’ được tiến hành do 2 người, một người ngồi ghế lái, tiến hành đạp phanh phối hợp với một người ở dưới bánh xe trực tiếp xả ‘e’.

Bài viết liên quan