BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐÈN PHA THÍCH ỨNG THÔNG MINH TRÊN Ô TÔ

Thứ hai, 14/04/2025, 14:14 (GMT+7)

Đèn pha thích ứng thông minh - Adaptive Headlight cùng với kiểm soát hành trình cruise control đang là những công nghệ có bước tiến rất mạnh. Tên gọi hay các chức năng sẽ khác nhau trên từng chiếc xe và từng hãng sản xuất. Vậy đèn pha thích ứng thông minh là gì?

Đèn pha thích ứng thông minh – Adaptive Headlight là một công nghệ mới cho đèn pha hỗ để hỗ trợ cho người lái. Công nghệ này sẽ tự động thay đổi vị trí đèn pha dựa trên chuyển động của vô lăng, tốc độ xe và điều kiện địa hình. Đèn sẽ xoay các bên trái - phải hoặc lên trên, xuống dưới tập trung vào đường xấu để người lái dễ dàng xử lý các tình huống. Đặc biệt trên đường cong hay đường đèo, dốc thì công nghệ đèn pha này phát huy tác dụng rất lớn. 

    

Hình 1. Đèn pha thích ứng thông minh

Dưới đây là quy trình về bảo dưỡng hệ thống đèn pha thông minh (Adaptive Headlight System) để đảm bảo hiệu suất tối ưu và tuổi thọ lâu dài:

1. Kiểm tra định kỳ

a. Lịch trình bảo dưỡng

Hàng tháng: Kiểm tra cơ bản về tình trạng hoạt động của đèn

6 tháng/lần: Bảo dưỡng chuyên sâu, tổng thể của hệ thống đèn

Khi có cảnh báo lỗi: Tiến hành kiểm tra ngay

b. Các bước kiểm tra cơ bản

* Kiểm tra hoạt động tự động

- Dừng xe an toàn, bật chế độ Auto

- Che cảm biến ánh sáng, đèn pha phải tự bật

- Dùng tay che camera phía trước, đèn pha phải chuyển về chế độ cốt

* Kiểm tra chức năng xoay đèn

- Đỗ xe trước bức tường phẳng (cách 5m)

- Xoay vô lăng qua lại, quan sát chùm sáng di chuyển

* Kiểm tra hệ thống Matrix LED

- Dùng máy tính chẩn đoán kiểm tra từng điểm sáng

- Phát hiện LED chết hoặc mờ màu

                                                 Hình 2: Đèn pha thích ứng khi vào cua                                        Hình 3: Đèn pha thích ứng đa điểm

2. Vệ sinh hệ thống

a. Vệ sinh đèn pha

- Dung dịch vệ sinh: Dùng chuyên dụng cho đèn polycarbonate; khăn mềm microfiber và bàn chải lông mềm

- Cách thực hiện:

+ Rửa sạch bụi bằng nước (không dùng vòi cao áp)

+ Xịt dung dịch, dùng bàn chải làm sạch khe tản nhiệt

+ Lau khô bằng khăn microfiber

+ Phủ lớp bảo vệ UV (3M Headlight Sealant)

b. Vệ sinh cảm biến và camera: Những vị trí cần làm sạch:

- Cảm biến ánh sáng trên kính chắn gió

- Camera quan sát phía trước

- Dùng tăm bông + cồn isopropyl 70% lau nhẹ

3. Bảo dưỡng kỹ thuật

a. Kiểm tra hệ thống điện

- Dụng cụ: Đồng hồ VOM

- Thông số chuẩn:

Điện áp tại chân đèn: 12.8-14.4V

Dòng tiêu thụ: 3-5A/đèn (LED)

- Cách đo:

Cắm que đo vào dây +12V và mass

So sánh với thông số xe

b. Hiệu chuẩn lại hệ thống

Khi nào cần hiệu chuẩn: Sau khi thực hiện 1 trong các công việc sau phải hiệu chuẩn lại hệ thống

- Thay thế đèn pha mới

- Va chạm làm lệch vị trí đèn

- Cảnh báo lỗi hệ thống

- Sau thay thế phụ tùng liên quan (giảm xóc, trục lái)

Cách hiệu chuẩn:

- Đỗ xe trên mặt phẳng, tải trọng tiêu chuẩn, cách tường 5m

- Kết nối máy chẩn đoán (ví dụ: Autel MaxiCOM)

- Chọn chức năng "Headlight Calibration"

- Điều chỉnh vít chỉnh góc sau khi xe tự nhận diện vị trí chuẩn

4. Xử lý sự cố thường gặp

Triệu chứng

Nguyên nhân

Cách khắc phục

Đèn không tự động bật

- Cảm biến ánh sáng bẩn
- Chế độ Auto tắt

- Vệ sinh cảm biến
- Kiểm tra cầu chì

Đèn báo lỗi AFS

- Cảm biến hỏng
- Dây tín hiệu đứt

- Thay cảm biến góc lái
- Đấu lại dây

Chức năng xoay không hoạt động

- Động cơ servo kẹt
- Lỗi ECU

- Vệ sinh bụi bẩn
- Nạp lại firmware

Đèn chiếu không đúng hướng

- Lệch khung gầm
- Sai góc đặt đèn

- Hiệu chuẩn lại hệ thống
- Cân chỉnh góc lái

5. Lưu ý

- Không tự ý tháo rời đèn pha: Hệ thống kín khí, cần dụng cụ chuyên dụng

- Không dùng đèn aftermarket: Có thể gây xung đột hệ thống

Hình 4. Đèn pha thích ứng khi chuyển hướng

Như vậy: Bảo dưỡng định kỳ hệ thống đèn pha thích ứng thông minh (AFS) là việc làm cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn và duy trì hiệu suất tối ưu cho xe. Theo nghiên cứu của IIHS, việc bảo dưỡng đúng cách giúp giảm tới 30% nguy cơ tai nạn ban đêm nhờ duy trì khả năng chiếu sáng tối ưu. Hệ thống AFS không được bảo dưỡng thường xuyên sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như: đèn chiếu sai hướng gây chói mắt xe đối diện, chậm phản ứng khi vào cua làm giảm tầm quan sát, hay thậm chí gây quá nhiệt dẫn đến hư hỏng các linh kiện đắt tiền như board điều khiển hay module LED. Bảo dưỡng định kỳ giúp phát hiện sớm các lỗi tiềm ẩn như dò điện, cảm biến bẩn hay khô mỡ bôi trơn cơ cấu xoay, từ đó tránh được những chi phí sửa chữa lớn có thể lên tới 10-15 triệu đồng. Các hãng xe cao cấp như Mercedes, BMW đều yêu cầu bảo dưỡng AFS mỗi 15.000-20.000km để duy trì bảo hành. Việc chăm sóc hệ thống đèn đúng cách không chỉ giúp tăng tuổi thọ linh kiện lên hơn 50.000 giờ vận hành mà còn đảm bảo trải nghiệm lái xe an toàn, tiện nghi nhất cho người dùng.

Bài viết liên quan