Kết cấu của ly hợp

Chủ nhật, 31/12/2023, 12:37 (GMT+7)

Trong các bộ phận của ô tô, ly hợp là một bộ phận quan trọng, nó là bộ phận để thực hiện việc sang số, mô men xoắn từ động cơ phải được cắt để không truyền đến hộp số. Trong bài viết này, tác giả giới thiệu kết cấu của ly hợp.

Cấu tạo của ly hợp ma sỏt gồm: Phần chủ động, phần bị động và cơ cấu dẫn động.

Phần chủ động gồm bề mặt bánh đà và nắp ly hợp. Nắp ly hợp bắt với bánh đà bằng bulông.

Hình 1. Cấu tạo ly hợp ma sát

 

1. Vỏ ly hợp; 2. Càng mở ly hợp; 3. Trục ly hợp; 4. Bi tỳ; 5. Lò xo ép (lò xo màng); 6. Cơ cấu đòn bẩy; 7. Đĩa ép; 8. Đĩa ma sát; 9. Đầu trục khuỷu; 10.  Mặt ma sát; 11.  Bánh đà.

 

Phần bị động gồm trục bị động và đĩa ma sát. Đĩa ma sát đặt giữa bánh đà và đĩa ép, được lắp với trục bằng then hoa.

 Cơ cấu dẫn động ly hợp gồm đòn mở, vòng bi tỳ, càng mở, bàn đạp ly hợp và bộ dẫn động cơ khí hay thủy lực.

 

* Bộ ly hợp

Bộ ly hợp dùng để nối và ngắt công suất động cơ, yêu cầu phải được cân bằng động tốt và thoát nhiệt tốt trong khi nối ly hợp. Lò xo được lắp trong vỏ ly hợp đẩy đĩa ép vào đĩa ma sát, các lò xo này cú thể là lò xo trụ hoặc lò xo màng.

Hình 2. Cụm ly hợp

1. Lò xo; 2. Vỏ ly hợp; 3. Đĩa ép.

 

 Kiểu lò xo màng được làm bằng lá thép lò xo được tán bằng đinh tỏn hoặc bằng bu lụng bắt chặt vào nắp ly hợp. Phần phớa trong cú các rãnh dài xẻ hướng tâm và được kết thúc bằng các lỗ trũn tạo điều kiện cho lò xo có khả năng biến dạng tốt. Đầu trong của lò xo được mài lừm tạo nên rãnh tròn nhằm giảm diện tích tiếp xúc với bi tỳ và tạo điều kiện kiểm tra độ mòn của mép trong lò xo sau một thời gian làm việc nhất định. Ở trạng thái tự do lò xo có dạng hình nún, ở trạng thỏi lắp lò xo đó bị biến dạng để gây nên lực ép.

Kiểu lò xo trụ được lắp ở giữa đĩa ép và nắp ly hợp nó được bố trí theo đường tròn. Lò xo trụ được định vị trong vỏ ly hợp và được liên kết với đòn bẩy được gắn với cần mở ly hợp.

Ngày nay trên ôtô du lịch người ta sử dụng loại lò xo màng là chủ yếu vì những ưu điểm của nó: Lực cần ấn vào bàn đạp ly hợp nhỏ hơn so với cơ cấu ly hợp sử dụng lò xo trụ, khả năng truyền công suất của ly hợp kiểu lò xo màng không bị giảm cho tới giới hạn mòn của đĩa, kết cấu đơn giản.

Đĩa ép làm bằng gang có khả năng dẫn nhiệt tốt, mặt tiếp giáp với đĩa ma sát được gia công nhẵn, mặt đối diện có các gờ lồi, một số gờ tạo nên các điểm tựa cho lò xo ộp, một số tạo nờn các điểm truyền mômen xoắn giữa vỏ và đĩa ép.

* Đĩa ma sát

Đĩa ma sát nằm giữa bánh đà và đĩa ép, được gia công rãnh then hoa để di trượt cùng với trục sơ cấp, xung quanh đĩa ma sát có xẻ rãnh để đảm bảo khả năng tản nhiệt và êm dịu khi đóng, ngắt ly hợp. Cấu tạo của đĩa ma sát được trỡnh bày trên hình vẽ:

Mặt ma sát được làm bằng vật liệu chịu mài mòn và có hệ số ma sát ổn định, được tán vào xương đĩa nhờ 2 hàng đinh tán đồng tâm. Trên bề mặt tấm ma sát có xẻ rãnh hướng tâm và vũng trũn nhằm tăng khả năng tiếp xúc, tạo nên các rãnh thoát bẩn, thoát nhiệt ra ngoài.

Xương đĩa được làm bằng thép đàn hồi, được uốn vênh lượn sóng tạo điều kiện có thể biến dạng nhỏ dọc trục khi làm việc. Nhờ có kết cấu như vậy xương đĩa có khả năng đàn hồi dọc trục và theo chiều xoắn nên có thể làm êm quá trình đóng mở ly hợp.

Hình 6.3. Cấu tạo đĩa ma sát

1. Mặt ma sỏt; 2. Đinh tán; 3. Xương đĩa; 4. Moayơ ly hợp; 5. Vly hp; 6. Lò xo giảm chấn.

 

Moayơ nằm trực tiếp trên xương của đĩa ma sát, có then hoa di trượt trên trục bị động, phần ngoài của moay ơ có dạng hoa thị, trên các phần trống có chỗ để lắp lò xo trụ giảm chấn. bên ngoài là 2 vành thép lá được tán trên xương đĩa nhờ đinh tán nhưng cho phép nó dịch chuyển nhỏ đối với moayơ. Giữa các vành thép và moayơ có các tấm ma sát bị ép chặt nhờ đinh tán. Trên các vành thép có các ô cửa sổ nhỏ lồng vào đó là các lò xo hoặc cao su giảm chấn. Một đầu của lò xo hoặc cao su giảm chấn tỳ vào moayơ đầu kia tỳ vào ô cửa sổ tác dụng để giảm chấn trong quá trình hoạt động của ly hợp.

Bài viết liên quan